Cổng thông tin Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa BRVT - Ba Ria Vung Tau SME
Diễn đàn của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Ba Ria Vung Tau SME) - Chủ tịch hiệp hội Nhiệm kỳ III: Ông Phạm Văn Triêm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh

Doanh nghiệp và Tư duy thị trường

Xin đuợc giới thiệu Bài viết của ông Bùi Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh BR-VT – đã đăng trên tạp chí Tri thức mới của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh BR-VT – là một đề tài thiết thực cùng trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp: Cần chủ động vượt qua khó khăn bằng bản lĩnh doanh nhân. Chuyên mục DIỄN ĐÀN mong muốn được tiếp nhận những phân tích, đánh giá về phát triển kinh tế hiện nay, rất mong các doanh nghiệp hội viên tham gia thảo luận. Ban biên tập

1- Vấn đề trao đổi

Trong thời gian qua đã cho thấy nhiều doanh nghiệp mất dần tư duy thị trường . Điều này rõ ràng thực sự không có lợi cho sức mạnh nội tại và bản lĩnh của các doanh nghiệp

Ba năm đầu tiên của thập kỷ trôi qua với nhiều cung bậc cảm xúc . Chỉ trong ba năm ngắn ngủi , nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp chúng ta trải qua nhiều thăng trầm cùng những khó khăn vô tiền khoáng hậu
Ba năm vừa qua cũng chứng kiến những nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp để phục hồi và củng cố nền móng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Ba năm khó khăn khiến các doanh nghiệp và nền kinh tế trưởng thành hơn , có sức chống chịu cao hơn , cùng với đó cũng có một số xu hướng cần khắc phục để nâng cao năng lực của chính doanh nghiệp

– Trông chờ vào hỗ trợ giải cứu ( ! )

Bên cạnh những nỗ lực tự lực cánh sinh , chủ động vượt khó của phần lớn cộng đồng doanh nghiệp , ba năm vừa qua cũng xuất hiện của tư duy trông chờ vào sự hỗ trợ và giải cứu của Nhà nước của một bộ phận doanh nghiệp và một số ngành .

Trong lĩnh vực kinh tế , có lẽ một trong những từ khoá phổ biến nhất trong năm 2020 và 2021 là “ hỗ trợ doanh nghiệp “ và trong năm 2022 là “ giải cứu “ . Nền kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch , hỗ trợ doanh nghiệp là điều hợp lý dễ hiểu . Nhưng giải cứu doanh nghiệp do thất bại trước những tác động của thị trường hay do chính các phương án kinh doanh sai lầm hay công tác quản trị thiếu chặt chẽ của doanh nghiệp lại là câu chuyện khác .
Cần phải có phân định rạch ròi để trả lại những vấn đề nào thuộc thị trường và cần được giải quyết bằng các biện pháp thị trường . Hỗ trợ hay giải cứu thường mang lại lợi ích trực tiếp và dễ gây nghiện . Do vậy , tư tưởng đó dễ dàng trỗi dậy bất kỳ khi nào khó khăn xảy ra hay khi điều kiện của thị trường có biến động bất lợi
Đã thành hiện tượng phổ biến là nhiều hiệp hội , doanh nghiệp , đứng trước khó khăn của ngành mình luôn yêu cầu Nhà nước hỗ trợ giải cứu .

Những đề xuất hỗ trợ hay giải cứu đó trong nhiều trường hợp đi ngược lại nguyên tắc thị trường , gây ra nhiều hệ luỵ tác động tiêu cực đến các ngành khác , doanh nghiệp khác , đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ yếu thế . Để bảo vệ lợi ích của các thành viên hay ngành mình , điều này cũng dễ hiểu .
Tuy nhiên với vai trò là đại diện quan trọng của nền kinh tế thị trường , các hiệp hội doanh nghiệp cần thực sự cân nhắc , căn chỉnh các đề xuất của mình để vừa hỗ trợ và bảo vệ cho lợi ích của các doanh nghiệp thành viên , song cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung và quy luật thị trường . Đồng thời đảm bảo lợi ích hài hoà giữa ngành mình với ngành khác , doanh nghiệp hội viên của mình với các nhóm hội viên khác trong lợi ích chung của nền kinh tế.
Ở một góc độ khác , sau mỗi cuộc khủng hoảng , các hoạt động hỗ trợ cần được chấm dứt ; hay được thu hẹp quy mô và chỉ tập trung vào nhóm đối tượng trọng tâm nhất doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng xã hội , tạo nhiều việc làm cho người lao động là đòn bẩy kích cầu cho các ngành khác .Chứ không phải cho doanh nghiệp chuyên đầu cơ gây méo mó thị trường bất động sản , lũng đoạn thị trường chứng khoán tài chính .
Qua đó trả lại không gian cho việc vận hành theo cơ chế thị trường của các cơ quan quản lý cũng như của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp .

2- Tư duy kịp nắm vững thị trường

Năm 2023 và thời gian tới còn nhiều thách thức hơn . Sự cạnh tranh chiến lược giải pháp thoát khỏi khủng hoảng nền kinh tế sẽ quyết liệt trên toàn cầu .
Các nền kinh tế lớn vẫn trong hiểm hoạ nguy cơ suy thoái , giảm tăng trưởng , lạm phát . Rủi ro ngoại cảnh và rủi ro nội tại của nền kinh tế luôn rình rập đối với các doanh nghiệp .

Hai năm đại dịch , hơn một năm cuộc chiến Nga -Ukraina cho thấy chỉ có sức mạnh nội tại và bản lĩnh doanh nghiệp , sức mạnh nội tại của nền kinh tế mới giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các tác động và các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh .
Bài học đặt ra sức chống chọi của doanh nghiệp phải đến từ chính năng lực nội tại của doanh nghiệp và năng lực đó phải đến từ tư duy thị trường , chứ không phải từ tâm thế sẽ được hỗ trợ hay giải cứu khi các điều kiện ngoại cảnh bất lợi xảy ra .
Với tư duy đó doanh nghiệp sẽ có chiến lược quản trị cho riêng mình , và dự phòng cho các tình huống khó khăn ngoại cảnh . Ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng như bệnh dịch CoVid- 19 chưa có tiền lệ không dự báo được vừa qua . Hoạt động của doanh nghiệp phải tính đến cả những tình huống bất trắc không mong đợi .
Những tình huống đó bao gồm cả những kịch bản sự xấu đi của những vấn đề thị trường , thị trường thay đổi theo hướng bất lợi chứ không phải chỉ nhìn thấy toàn thuận lợi , cần có phương án dự phòng , chứ không phải lên tiếng chờ hỗ trợ giải cứu .
Sức chống chọi của doanh nghiệp phải đến chính từ năng lực nội tại ( sức đề kháng ) của doanh nghiệp .

Nguồn lực nhà nước sẽ không bao giờ đủ và cũng không nên sử dụng để hỗ trợ giải cứu doanh nghiệp . Nó chỉ được sử dụng trong các trường hợp cấp bách bất khả kháng như thiên tai bệnh dịch cho các đối tượng cần cứu , yếu thế liên quan nhiều đến an sinh xã hội hoặc thất bại do yếu tố thị trường bột phát .
Sử dụng nguồn lực để giải cứu doanh nghiệp chỉ có thể là giải pháp ngắn hạn khi thật cần thiết chứ không phải là thường xuyên . Nếu sử dụng thường xuyên thì tư duy thị trường bị mai một , tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp yếu đi , nguồn lực nhà nước dành cho an sinh xã hội bị giảm , gây bất bình đẳng đuợc hưởng trong nhóm doanh nghiệp đối tượng hưởng lợi tiền ngân sách và thuế của dân .

Trong lúc này hơn lúc nào hết tư duy và quan điểm trên cần được củng cố làm rõ ở cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội .

3- Sau mỗi cuộc khủng hoảng trưởng thành hơn

Đối với nhiều doanh nghiệp ba năm ngắn ngủi nhưng cũng đủ thời gian để họ trải qua ba cuộc khủng hoảng , đó là đại dịch Covid-19 và những biến động do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng kinh tế toàn cầu , đối với một số doanh nghiệp một số lĩnh vực là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán , thị trường trái phiếu doanh nghiệp rớt đáy .
Song nhiều doanh nghiệp đã vượt bão thành công , trở nên mạnh mẽ hơn , nhưng cũng không it doanh nghiệp đã phải ngậm ngùi cay đắng và thậm chí đóng cửa rời bỏ SXKD , thị trường .

Điều đáng tiếc nhiều doanh nghiệp không rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng thứ nhất để xây dựng chiến lược phòng chống rủi ro cho chính mình . Vừa thoát ra khỏi khó khăn sau đại dịch Covid -19 và những biến động do sự đứt gãy của kinh tế toàn cầu , một số doanh nghiệp lại lặp lại ngay những sai lầm trong quản trị rủi ro thị trường ( nằm im chờ thời , chờ giải cứu …) và vướng ngay vào cuộc khủng khoảng thanh khoản , trái phiếu …
Hy vọng sau mỗi khó khăn , mỗi cuộc khủng khoảng các doanh nghiệp sẽ trưởng thành hơn khi học được những bài học thực tế vấp phải , kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn khủng khoảng ấy
Cần nhận biết tư duy thị trường sâu sắc , đối diện với rủi ro từ thị trường và xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho chính mình , không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước , vào sự cơ may cho riêng mình mà phải hành động với tinh thần bản lĩnh doanh nghiệp chân chính , năng động đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp trưởng thành hơn sau mỗi cuộc khủng khoảng .

* Thị trường : thị trường cung ứng nguyên VLSX -đầu vào ; thị trường tiêu thụ sản phẩm – đầu ra ; thị trường lao động , nhân công kỹ thuật cao ; vốn , tài chính ….

(Ths Bùi Ngọc Diệp , Phó Chủ tịch T Trực – Hiệp hội Doanh nghiệp NVV Tỉnh BR VT)

Tin chính